Pages

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Biết 7 nguyên tắc bái Phật mới nên đi lễ chùa

Nguyên tắc bái Phật là những lễ nghi cơ bản mà người tới chùa cầu phúc và người tu tại gia đều nên biết. Các nghi thức này thể hiện tinh thần và sự nghiêm cẩn của chúng Phật tử khi hướng về tâm linh Phật giáo, đừng nên xem nhẹ.


Biet 7 nguyen tac bai Phat moi nen di le chua
 
Đi chùa lễ Phật là nét đẹp văn hóa của Phật tử nói riêng và người Việt nói chung. Có những người không theo Phật giáo nhưng vẫn thường xuyên tới chùa tìm bình an thanh thản, cầu phúc cho gia đình và bản thân. Vì vậy, Lịch Ngày Tốt xin hướng dẫn những nguyên tắc bái Phật để mọi người cùng biết và thực hiện.
 

1. Lễ Thần lễ Phật

 
Việc đầu tiên mà người tới chùa nên làm là hướng về ban Phật Bồ Tát phủ phục cúng bái, tốt nhất là nên dùng lễ phục sát đất, trong lòng mang sự kính cẩn và quý trọng đối với các Ngài. Nếu chưa biết, xin hãy tham khảo bài viết  . Có thể thể hiện ra ngoài bằng lời nói, khen ngợi công đức, tấm lòng của các vị Phật, tụng kinh niệm Phật nhắc nhở chính mình học tập. 
 

2. Thành tâm

 
Phật tại tâm, tấm lòng là chủ, có lòng thành kính mọi lễ mới trọn vẹn. Mang nước sạch, hoa tươi, thức ăn chay, trái cây, hương đèn các loại tùy vào điều kiện của mình tới cung thỉnh trước thần vị, quỳ trước điện tam bảo và các vị Phật để dâng lên cung dưỡng. Không cần mâm cao cỗ đầy, giản dị nhưng chân tình, có bao nhiêu tùy dùng bấy nhiêu.
 

3. Xưng tội

 
Đây là một trong những việc nên làm khi bái Phật bởi thần linh không những là chỗ dựa về tinh thần mà còn là tấm gương niềm tin để sửa mình, hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn. Trước ban Phật có thể thành tâm xưng tội, tự nhận ra lỗi lầm, tự nói lên những sai trái đã mắc phải, quyết tâm sửa đổi cải biến thì mới chân chính hướng thiện, hướng Phật.
 

4. Tùy hỉ



Di chua le Phat
 
Gặp người làm chuyện tốt, gặp chuyện chính đáng thì nên làm, không cứ trong chùa hay ngoài đời. Thần Phật đều có công đức, công đức càng sâu dày thì con đường hướng Phật càng gần. Con người tu tâm tích đức, năng lượng bản thân hòa vào năng lượng vũ trụ, ứng nghiệm lại sẽ tự khắc có phúc báo, đó chính là tùy hỉ nhân duyên của Phật giáo.


Tại sao thường thắp nến trên ban Phật? Để biết xin mời theo dõi bài viết 

 

5. Khuyên bảo pháp

 
Những lời khuyên dạy của Phật đều là giáo huấn có nghĩa lý, tập hợp trong các cuốn kinh kệ. Chúng sinh nhiều đau khổ, Phật pháp phổ độ, mở ra pháp môn, truyền thụ giáo lý để mở đường, lợi ích vô biên, tốt cho đại chúng. Bồ Tát tâm địa từ bi, cứu khổ cứu nạn, là điểm tựa cũng là gương sáng để noi theo.
 
Ở trước ban Phật cần đọc kinh, nghe pháp để thấm nhuần tư tưởng, thấm nhuần thiện tâm, thông ứng tâm linh, dần dần bản thân cũng tốt đẹp. Đại công đại đức của Phật Tổ soi sáng, lời hướng dẫn của Ngài là đúc rút những triết lý, những bài học tổng kết qua quá trình tu tập khổ hạnh và thời gian lâu dài, giúp Phật tử giảm bớt trải nghiệm tự thân.
 

6. Khuyên nhủ đời

 
Đi chùa lễ Phật mà không hiểu Phật pháp, không hiểu lý tưởng của nhà Phật thì khong nên đi. Phật giáo cao nhất chính là hướng tới lợi ích của nhân thế, của con người, dùng hành vi, ngôn ngữ để giáo hóa chúng sinh hoặc cứu viện chúng sinh. Và mong muốn rằng chúng Phật tử lĩnh hội được những bài học tốt đẹp đó sẽ tiếp tục truyền thụ lại cho nhiều người, nhiều người hơn nữa để công đức nhân rộng, tạo phúc cho đời. 


, cùng xem để khuyên nhủ đời, khuyên nhủ mình cho chuẩn.

 

7. Hồi hướng

 
Bái xá thần Phật không thể ích kỷ bởi tạo phúc cho người cũng là phúc cho mình, mang tới an vui cho người khác thì bản thân tự tạo nghiệp lành. Vì thế cung dưỡng Phật tức là hướng về chúng sinh, áp dụng lời dạy của Phật để giúp đỡ mọi người. Muốn nguyện vọng của mình thành hiện thực thì ngoại trừ nghĩ tới mình, hãy nghĩ tới mọi người.
 
Những lời cầu xin lợi mình hại người chắc chắn không bao giờ được hồi đáp vì đó là chuyện ác, chuyện không tương ứng với phúc. Muốn thần Phật che chở trước tiên bản thân phải đúng đạo, phải tạo nghiệp lành, tự tu thân thật tốt thì năng lượng sẽ hồi lại, tổng hòa kết duyên, đó chính là nguyên lý nhân quả luân hồi.



Những nguyên tắc bái Phật ở trên là những điều cơ bản, cả thân lẫn tâm, từ hành động tới suy nghĩ của những người hướng Phật chân chính. Nếu tới cửa Phật chỉ hòng mong xin xỏ, tham danh tham lợi thì tốt nhất là đừng lui tới, tốn công phí sức.


Tâm Lan
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Những truyền thuyết ma mị, đáng sợ về việc soi gương vào ban đêm

Tại sao ông bà ta thường khuyên con cháu không nên soi gương vào ban đêm? Ẩn sau câu hỏi này là một truyền thuyết đầy ma mị, đáng sợ.
 

1. Truyền thuyết đáng sợ về việc soi gương vào ban đêm

 
soi guong vao ban dem va nhung truyen thuyet
 
Những người tin vào thế giới đều cho rằng, đằng sau chiếc gương là thế giới của ma quỷ, âm hồn. Có rất nhiều chuyện xưa kể về lý do vì sao ban đêm không thể soi gương. 
 
Truyền thuyết thứ nhất cho rằng: Nếu nhìn chăm chú nhìn vào gương ban đêm, chiếc sẽ bị vỡ ra, và con người sẽ bị gương hút vào trong, không thể thoát ra. 
 
Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Nếu soi vào gương vỡ mà thấy đôi mắt nhắm lại thì người đó sẽ nhanh chóng mất mạng. 
 
Truyền thuyết thứ 3 giải thích: Vào 2 giờ đêm không thể soi gương vì nếu soi gương, con người sẽ nhìn thấy cái bóng thứ hai, nhìn thấy kiếp trước của mình…
 
Có một câu chuyện kinh dị về việc soi gương vào ban đêm vẫn được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay, kể về một gia đình có 2 anh em trai. Cả hai anh em đều lần lượt lấy vợ, chị dâu cả ghen tị với em dâu xinh đẹp hơn mình. Ngày nào, cô chị cũng thấy em dâu chải đầu vấn tóc rất đẹp, liền lén theo dõi.
 
Kết quả là người chị dâu phát hiện, mỗi khi đêm đến, cô em dâu thường ngồi trước chiếc gương đồng, xõa tóc ra chải dưới ánh đèn mờ ảo. Chị dâu cả nhìn vào trong gương,thấy một con quỷ hình hài gớm ghiếc sợ quá ngất đi. Từ đó, có truyền thuyết cho rằng những người nửa đêm ngồi trước gương chải tóc đều là quỷ.
 
Vì thế nên ông bà xưa thường xuyên khuyên bào con cháu không nên soi gương vào ban đêm. Liệu những ma mị có đúng không? Lý giải nào cho những lời khuyên bảo ấy?
 

2. Lý giải việc soi gương ban đêm nhìn dưới góc nhìn văn hóa 

 
soi-guong-vao-ban-dem-duoi-goc-nhin-van-hoa
 
Dưới góc nhìn văn hóa xa xưa, những người phụ nữ hay soi gương vào ban đêm thường là người không đức hạnh. Những người này nếu không phải là yêu đương vụng trộm, tư tình, tà niệm thì cũng là phong trần nữ nhân, long đong vất vả. 
 
Bởi vậy, gương thường được mang đi cất giấu kỹ đi. Những người mẹ thông thường đều dạy con nhớ kỹ những điều này.
 

3. Lý giải việc soi gương ban đêm nhìn dưới góc độ tâm linh

 
Trên thân thể bất luận một người nào đều có bảy phần nhân khí, ba phần quỷ khí. Cũng chính là, tự thân người đã có một thể thống nhất âm dương. Tuy nhiên, tỷ lệ âm dương của thân thể con người có thể phát sinh biến hóa.
 
Vào buổi tối, nhất là ban đêm thì âm thịnh dương suy, quỷ khí tăng lên. Lúc này, soi gương càng khiến cho nhân khí bị tiêu tán và sẽ xảy ra hiện tượng nhìn thấy những điều không nên nhìn.


Xem thêm:
 

4.  Việc soi gương ban đêm nhìn dưới góc độ phong thủy

 
soi-guong-ban-dem-phong-thuy
 
Trong , gương được gọi là “quang sát”, là một loại công cụ được dùng để phòng ngừa sát khí và những điều hung dữ. Tuy nhiên, việc soi gương quá nhiều cũng không tốt.
 
Gương không những có thể hút tà khí mà còn có thể hút các loại khí khác. Ban ngày, con người hoạt động nhiều nên cơ thể được bổ sung đầy đủ khí, nhưng ban đêm khi ngủ, khí sẽ không được bổ sung đầy đủ. Chính vì thế, soi gương quá nhiều và ban đêm sẽ khiến con người bị hút các luồng khí tích cực, làm cơ thể thêm mệt mỏi.



Ngoài việc không nên soi gương, gia đình cũng không nên kê giường sát vào tường, đặc biệt nên hạn chế việc để gương trong phòng ngủ.
 
có phòng ngủ. Bởi khi con người ngủ, năng lượng sẽ giảm xuống, sức chống cự hạ thấp. Nếu gương đặt trên giường có thể đem sát khí phản chiếu lên giường, gây hại cho sức khỏe con người.
 
Từ xưa đến nay, sự đổ vỡ là điềm không may mắn, mà vỡ gương còn là điều đại kị hơn. Hơn nữa, trẻ nhỏ dưới một tuổi, người ta còn quan niệm kiêng kỵ soi gương. Vì thế, "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", những lời khuyên tốt mọi người nên trân trọng và nghe theo.



Nhật Anh (TH)


Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Đi tìm câu trả lời cho lý do tại sao không nhớ về kiếp trước?

Khi tò mò về kiếp người này chúng ta càng muốn khám phá thêm tại sao không nhớ về kiếp trước vì ta luôn muốn hiểu rằng vì sao mình lại chịu đựng hoàn cảnh như hiện tại.




Con người từ đâu mà có? Chết rồi có phải là hết? Để giải thích cho việc này có khá nhiều ý kiến khác nhau nhưng theo quan niệm của Phật giáp thì chết không phải là hết, tất cả chúng ta đều tuân theo luân hồi, nhân quả. 


Vì không hiểu điều này nên nhiều người sinh tâm oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên bố mẹ - người cộng nghiệp với chúng ta - người có nghiệp tương ứng nên chúng ta ở chung một nhà với họ mà thôi. 



Nếu tin luân hồi có thật thì tức là tin rằng có tiền kiếp, vậy Tại sao không nhớ về kiếp trước của mình vậy?


Cuộc sống có cách cân bằng riêng của nó nhưng đều với mục đích là để tốt cho chúng ta mà chúng ta không biết. Thực tế là có những thứ không biết sẽ tốt hơn cho mình, nhất là khi chúng ta không đủ trí tuệ để kiểm soát tình hình.
 
tai sao khong nho ve kiep truoc
 

1. Đau lòng người hiện tại



Vấn đề luân hồi luôn là chủ để gây tranh cãi dù cho con người đã tìm cách lý giải vấn đề này từ xa xưa cho tới nay. Thế nhưng, chúng ta tạm hiểu rằng vũ trụ có cách cân bằng riêng của nó để bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta thời điểm hiện tại.



Luật luân hồi quả báo quy định rõ ràng con người sẽ phải chuyển sinh qua nhiều kiếp và những gì họ phải trải qua như buồn đau khổ hận, tai nạn hoặc sung sướng hạnh phúc, giàu sang, đều do từ kết quả họ tạo ra từ kiếp trước. Xem thêm: 



Hiện tượng luân hồi được xem như là một định luật. Tuy nhiên, luật này dễ bị xáo trộn khi con người biết được rõ ràng mỗi kiếp của mình. Đó là một phần lý do Tại sao không nhớ về kiếp trước. 



Thực tế cho thấy nhiều vị đại sư hay vị cao tăng cũng không biết rõ tiền kiếp của mình. Chính Đức Phật Thích Ca khi đang trên đường tìm đạo, vẫn chưa biết được tiền kiếp của mình, mãi đến khi chứng ngộ đạo pháp mới thấy được các kiếp. 



Con người không nên biết về tiền kiếp vì điều đó chỉ mang tới bất lợi. Ví dụ như sau khi bạn được tái sinh và nhớ về kiếp trước sẽ chỉ chuốc thêm phiền toái trở ngại. Lúc này chúng ta không tập trung vào cuộc sống mới mà muốn đào bới quá khứ. Nếu một đứa trẻ nhớ về bố mẹ cũ thì nó sẽ quên đi ân tình của gia đình hiện tại và tìm đủ mọi cách để gặp lại cha mẹ cũ. 


Như vậy, gia đình hiện tại sẽ rất đau lòng, có con cũng như không. Nếu có chuyện đó xảy ra hãy xem đó như là "cuộc tình đã cũ" giờ bạn phải bước sang trang khác để đi tiếp. Nếu cứ ngoái đầu nhìn mãi về quá khứ bạn sẽ phí hoài cuộc sống của mình mà thôi.
 
khong nho tien kiep co loi khi luan hoi
 
 

2. Khó khăn cho việc trả quả



Theo , linh hồn của người đã khuất sẽ trải qua 7 cửa ải và 6 nẻo luân hồi. Trước khi chuyển sinh thì phải uống một thứ gọi là nước canh Mạnh Bà hay còn gọi là nước lãng quên. Nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp.



Việc quên đi quá khứ để tránh khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai lại này và cả những lần chuyển sinh khác nữa. 



Đức Phật giải thích cho vấn đề này: "Con người ở thế gian thuận theo ba nghiệp thân – khẩu – ý đã tạo, sau khi chết tâm thức sẽ đi về nẻo ác, hoặc thân đọa địa ngục, hoặc mang thân súc sinh, hoặc mang thân côn trùng và cá… Lúc này ý thức là khác vạn dặm so với con người, bởi vì nghiệp tội của họ giống như tấm lưới chụp lấy tâm thức vậy. Họ cũng không còn nhận thức được bản thân mình, vậy nên càng khó nhớ lại hết thảy cảnh ngộ lúc sinh tiền của mình; giống như một miếng thịt đã cắt ra này, không thể khôi phục lại miếng thịt tươi ngon ban đầu nữa”.



Người ta tự hỏi rằng tại sao trong bộ não một người lạ lại có tích chứa những hình ảnh của tiền kiếp trong khi người ấy sinh ra và lớn lên rồi già chết, bộ não ấy của một đời người lại ghi nhận những dữ kiện xảy ra từ những đời trước đó?


Cần nhắc rằng từ lâu, các nhà nghiên cứu về óc não đã quan tâm đến vấn đề là bộ não con người là một thế giới lạ lùng mà sinh vật học mới lần bước vào một vài đoạn đường của nó mà thôi.



Ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng từ lúc con người ra sinh ra cho đến khi họ qua đời, dù người ấy sống đến 100 tuổi đi nữa thì họ cũng chỉ tiêu thụ có một phần mười năng lực của bộ não. 



Phải chăng những phần kia còn tích chứa trong ký ức, hình ảnh, sự kiện của nhiều đời nhiều kiếp khác nữa. Chỉ khi nào có được sự kích động, khêu gợi do nguyên động lực nào đo mà làm phát sinh như sự thôi miên chẳng hạn thì những ký ức ấy mới lột rõ. 
 
co nhieu hien tuong bi an xay ra ta khong giai thich duoc
Có nhiều hiện tượng kỳ lạ về kiếp trước khiến chúng ta tò mò  

3. Chúng ta vẫn có phần nào đó nhớ về kiếp trước của mình



Chúng ta không thấy và không biết được có kiếp trước chỉ vì tâm thức của chúng ta chưa được học hỏi, tu tập và phát triển. Khoa học ngày nay cho biết là con người mới chỉ sử dụng được 10% bộ óc của mình mà thôi, còn lại 90% kia chưa được khai thác và biết đến. 



Đi sâu vào tâm lý mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc, ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ. Ví như có những người mình chưa bao giờ gặp, nhưng vừa nhìn thấy mặt là chúng ta đã phân biệt được luôn là yêu hay ghét.



Điều này có thể giải thích là do kiếp trước người đó đã làm điều gì đó khiến mình không ưa họ nên giờ gặp lại chỉ thấy bực bội. Còn những người chưa gặp bao giờ, nhưng khi vừa trông thấy đã thân quen, cảm mến. Có thể vì kiếp trước họ đã từng giúp đỡ, sống tốt, gây ấn tượng với mình.



Đôi khi những hình ảnh, sự việc xảy ra trùng hợp với những hình ảnh trong quá khứ xa xăm của tiền kiếp cũng khích động được. Đó là những nỗi sợ như sợ đi xe, sợ đi máy bay, sợ các con vật, sợ màu đen, sợ tiếng còi... là những thứ xét ra không có gì phải đáng hoảng sợ.



Nhưng theo khoa tâm lý học thì sự hoảng sợ ấy đều có nguyên nhân vì có thể trước đó những thứ ấy đã là nguyên nhân gây nên những sự việc hệ trọng, đôi khi nguy hiểm tạo đe dọa trong quá khứ và hình ảnh ấy ăn sâu trong tiềm thức cho đến khi được khơi dậy lại từ những sự vật, hiện tượng liên quan.



Rõ ràng chúng ta không quên hết nhân quá khứ, nhân nào chứa sâu đậm sẽ trở thành sở thích, việc làm của mình trong đời này. Qua đó cho thấy có nghiệp huân tập của quá khứ và nó chi phối chúng ta đến những đời sau dù bạn có tin hay không.

 
Minh Minh (Tổng hợp)



Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Vong hồn, cô hồn thực sự có hay không?

Theo truyền thống, cứ rằm tháng 7 chúng ta lại thực hiện nghi lễ cúng cho các vong hồn mong họ được siêu thoát, vậy đã bao giờ bạn đã tự hỏi cô hồn thực sự có hay không?



Có nên cúng cô hồn?



Theo thầy Thích Thiện Thuận, cúng tức là chúng ta cúng linh, cúng cho ông bà, cúng gia tiên, cúng tổ tiên trên bàn thờ nhà mình. 

 
Bái thực sự cũng là cúng nhưng mà cúng cô hồn nghĩa là chúng ta cúng cho những vong hồn vất vưởng không nơi nượng tựa nằm ngoài gia tộc của mình.



Các nghi thức cúng bái này đối với vạn loại sinh linh ở trong thế gian, đặc biệt là những đối tượng không được người chăm sóc lâu nay gọi là .

 
Đối với những đối tượng này thực sự họ rất là đáng thương, rất là đau khổ. Người còn sống đây, còn có mái ấm tình thương còn có nhà tình nghĩa, còn có trại dưỡng lão, cho nên tất cả nghi lễ - tức là lễ phẩm qua nghi thức để cúng bái cho tất cả các cô hồn, vạn loại hàm linh sinh tồn giữa chốn nhân gian này thì cảnh giới của họ hoàn toàn khác với mình, không giống mình.



Cảnh giới này họ khổ đau nhiều hơn vì họ không biết kêu ai, cũng không biết nương ai và rất khổ đau. Đây là một quan niệm đã đi sâu vào trong nếp sống của người dân Việt Nam, nó hòa nhập và trở thành truyền thống của dân tộc cho nên khi chúng ta đi tới một vùng đất mới nào, hay một chỗ nào mà chúng ta đặt chân tới thường phải cúng bái. 



Xem thêm: 
 
Vong hon, co hon thuc su co hay khong
 
Theo thầy Thích Thiện Thuận, chúng ta cúng bái như là một cách để trình diện, ta có thể nói: "Thưa quý vị, tôi tên… bao nhiêu tuổi tới đây vì công việc gì nếu có vô tình đụng chạm tới các vị mong các vị lượng thứ cho".  

 
Như thế này gọi là tiếng chào cao hơn mâm cỗ, chúng ta nên thưa trước thì tốt hơn. Tức là tâm lý của họ là thấy người lạ họ sẽ lo lắng, giống như xóm của mình đang bình yên tự nhiên có một nhà nào đó tới mua rồi cất nhà lên ở kế bên thì tự nhiên mình cũng muốn biết họ là ai. 

 
Cúng bái là cách chúng ta thể hiện tấm lòng của mình với nỗi khổ đau của người khác còn mang ý nghĩa tri ân. Tức là mình biết ơn họ, họ đã nằm xuống vì mình để hôm nay cho chúng ta có được sự bình yên.



Một tấc đất trải qua mấy trăm năm thì bao nhiêu nắm xương đã tàn lụi ở tấc đất đó, họ không thể siêu thoát được. Cho nên chúng ta nhớ họ, thương họ và biết ơn họ để có được sự bình an cho chúng ta hôm nay thì tấm lòng của chúng ta được dung hợp bởi tình và lý. Lý ở đây là đạo lý của con người, chúng ta sống phải có một bộn phận, trách nhiệm với người đã khuất.



Chúng ta phải có cái tâm của mình trải ra đối với những cảnh giới mà bao nhiêu người đã nằm xuống đến bây giờ vẫn chưa thoát ra được thì bổn phận đó thật sự mà nói theo dân gian chính là lương tâm của con người. Lương tâm này nó chính là dấu gạch nối để cho người sống và người chết được giao thoa với nhau, trao đổi thông tin với nhau.

 
Mình mượn qua một làn khói, một nén nhang hay là một mâm cơm để gọi là tượng niệm bằng cả tấm lòng và tin chắc rằng người đó hiểu được những điều mình muốn nói. Hi vọng họ sẽ thấu đáo được tất cả những suy nghĩ trong tận đáy lòng của chúng ta bởi vì giữa hai cõi sống chết, đôi bờ sinh tử này ai rồi cũng một ngày kia trắng tay ra đi.



Cho nên, chúng ta phiền, chúng ta giận, chúng ta oán, chúng ta trách thực chất chỉ làm cho lòng của mình thêm khổ đau khi về chốn vĩnh hằng. Vui buồn nào rồi cũng qua, thành bại nào cũng bỏ, đến đây bàn tay trắng, trở về nắm xương khô. Chúng ta đến cuộc đời này bằng bàn tay trắng rồi một ngày kia chúng ta về với cát bụi cũng chỉ là một nắm xương tàn nhưng còn lại cái nghiệp thì không nên để cho nghiệp đó níu kéo mình.

 
Khi chúng ta đã buông bỏ tất cả thì vạn loại hữu tình đều giống nhau, chẳng sang, chẳng hèn, chẳng giàu, chẳng khó, không có ai hơn ai một khi đã về với cát bụi. Đó là quy luật, cho nên đặc biệt là chúng ta sống vì nhau, sống vì người đang sống cạnh chúng ta.



Tham khảo thêm: 
 
cac vong hon khong noi nuong tua va rat kho dau
 
Hãy vì họ mà sống, sống bằng lương tâm đọng lại trong lòng của mình. Đừng phân biệt, đừng kỳ thị, đừng triệt tiêu nhau vì ân tình của kiếp sống này không thể nào chúng ta chu toàn được cho dù một ngày kia chúng ta nhắm mắt xuôi tay. Cho nên ân tình đã không chu toàn thì chúng ta cố gắng làm sao khi đang sống có thể làm được thì cố gắng làm cho nó chu toàn.



Cho nên khi mà chúng ta thắp một nén nhang, quỳ trước hương linh, bàn thờ mà chúng ta luôn lấy tâm của mình hướng về người đó sẽ cảm thấy được lòng mình thanh thản hơn sau làn khói. Đây là tâm lý, nếu chúng ta quỳ mà không có khói, có hương, chúng ta không cảm thấy yên lòng bởi làn khói này làm chúng ta cảm thấy như là nhịp cầu nối liền giữa đôi bờ sinh tử và tâm trạng của chúng ta cũng được gói gửi đến cho cõi âm mong cho tất cả những người đó hiểu được mình.

 
Và những oan hồn, uổng tử này chắc chắn sẽ đón nhận tấm lòng của chúng ta. Họ là cô hồn, họ đón nhận như thế nào phù hợp với cách chúng ta phải dụng tâm như để có thể tiếp cận được với họ, chia sẻ với nỗi khổ đau của họ và tâm trạng của họ sẽ đối với chúng ta ra làm sao. Tất cả đều được các vị tổ sư ngày xưa và đặc biệt là Đức Phật đã chỉ giáo, khai thị và bây giờ được hình thành nên một khoa nghi mang tính nhân văn, đạo đức rất cao đó là – Chẩn tế cô hồn.

 

Ý nghĩa chẩn tế cô hồn

 
Chẩn tế là cứu giúp họ - những vong hồn không nơi nương tựa, phải lang thang nay đây mai đó.

 
Cô hồn nhiều khi đang ở cạnh chúng ta, ngay trong tâm của chúng ta. Ở trong tất cả mỗi người, ai cũng có cô hồn ví dụ khi sống mà tâm thần chúng ta bấn loạn, chúng ta không có định hướng, không có nơi nương tựa, chúng ta bơ vơ, lạc lõng, không có nơi nào để gởi gắm thì lúc đó chúng ta sống với hạt giống cô hồn.



Chúng ta lang thang tìm kiếm trong vô vọng những thứ mà chúng ta cho rằng chắc chắn thật. Tìm cho đến cả đời chúng ta không thấy thứ gì và chúng ta khổ với những tuyệt vọng đó, lúc bấy giờ chúng ta thực sự trở thành cô hồn.

 
Chúng ta cô độc, không có ai chia sẻ, cũng không có ai nương tựa thì bản chất cô độc này làm tâm chúng ta loạn lên gọi là cô hồn. Cho dù chúng ta có thỏa mãn tất cả những điều chúng ta mong muốn thì cũng chỉ trong khoảnh khắc chúng ta không dừng lại với những thứ đó và tiếp tục mà không làm được chỉ còn lại tiếng thở dài từ muôn thở của kiếp người. Con người lại quá bất lực bé nhỏ trước tất cả nghiệp lực của cuộc đời. Bản thân mình còn khổ như thế huống chi là những chúng sinh mà nằm lại ghềnh đá, ngọn suối hay là con sóng giữ? 



Xem thêm: 
 
Y nghia chan te co hon
 
Tất cả những vong hồn đó, họ mãi mãi đợi chờ một phép màu đem tới sự bình yên cho họ và xoa đi mọi khổ đau, lạc lõng, bơ vơ mà do hận thù chi phối. Nhất là những oan hồn, uổng tự phiêu bạt, bất lực trước những nghiệp lực của mình đã gây ra do tâm sân hận.



Chúng ta hãy thắp một nén nhang tận đáy lòng của mình, tha thiết gửi đến thế giới vô hình bao la, nơi đó có rất nhiều những hàm linh còn trôi dạt, đau khổ, kêu gào thống thiết. Chúng ta nên hòa nhập với nỗi khổ đau đó để mà chia sẻ với họ, giúp cho họ thoát những cảnh giới khổ đau ở nơi tăm tối, ở đó chính là những gì gọi là chẩn tế cô hồn.

 
Từ triều đại nhà Đường khi mà Đường Minh Hoàng hay còn gọi là Đường Huyền Tôn vì say mê Dương Quý Phi mà loạn lạc khắp nơi. Trong đó, phải nói cơn binh biến lớn nhất là của An Lộc Sơn dấy binh tảo phản, mong chiếm được Dương Thái Trinh, rồi cuối cùng phải nhờ đến tài sức, thao lược của Quách Tử Nghi – vị đại tướng đương thời ổn định được cuộc loạn nhưng khi chiến tranh đã kết thúc thì bao nhiêu sinh linh đã ngã xuống cho cuộc chiến tranh phi nghĩa.



Xuất phát từ nỗi đau đó cho nên Đường Minh Hoàng nhờ các sư Tăng siêu độ chẩn tế cho tất cả các hương linh chết vì chiến tranh và lập một đàng tràn trong niên hiệu khai niên. Đây được xem là lễ truy điệu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có sự tổ chức rõ ràng của khoa giáo nghĩa Mật Tông của Phật giáo từ các vị cao tăng lúc bấy giờ.

 
Do tâm niệm hận thù bởi chiến tranh người chết là người thất bại, kể cả người thắng cũng hận thù vì máu của họ đã hòa cùng đại dương, xương của họ thấm vào trong đất, hơi của họ đã lẫn vào cỏ cây vùng đất này. Thấu hiểu được nỗi đau của những sinh linh này, Đức Phật đã dạy cho Chư tăng luôn hướng về những chúng sinh đang ở cảnh giới này mà siêu độ cho họ. Ở chùa, nghi thức tụng kinh buổi chiều gọi là công phu chiều có 1 bài kệ và khi đó các thầy phải mang muối gạo ra cúng cho cô hồn để cho những chúng sinh đó không đói không khát.



Bạn đã tự tìm cho mình câu trả lời cô hồn thực sự có hay không và bạn đã hiểu ra nên làm gì để bày tỏ lòng biết ơn với họ cho chúng ta cuộc sống bình yên ngày hôm nay. Vì thế, khi thắp một nén hương cho các vong hồn nhớ phải thành tâm và ghi nhận lòng thành của mình với họ.



Minh Minh
 

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Những lời Phật dạy về chữ hiếu, con cái nhớ khắc cốt ghi tâm

Hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời. Những lời Phật dạy về chữ hiếu, con cái giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về công lao to lớn đó.
  

Đừng bỏ lỡ bài viết:

Hiếu kính cha mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Phật giáo luôn nhấn mạnh, bất cứ ai cũng phải gắng tâm, gắng sức để hiếu thuận, làm trăm điều thiện không bằng một chữ hiếu. Công ơn của cha mẹ đối với con cái là trời là bể. Con cái báo hiếu cha mẹ chỉ như muối bỏ bể mà thôi.



Và sau đây là những lời Phật dạy về chữ hiếu mà chúng ta cần luôn phải ghi nhớ:
 
Nhung loi Phat day ve chu hieu thao con cai nho khac cot ghi tam
 
1. “Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ.



Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:

 
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.

 
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.

 
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.

 
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

 
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)



2. “Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém…. ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân”. (Kinh Báo Hiếu)


3. “Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)


4. Đức Phật dạy:

 
Hiếu với Mẹ Cha tức là kính Phật. Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ. Khéo phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy (Kinh Đại Tập)
 
5. Những lời Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều :

 
a . ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng .
b . ân sinh sản khổ sở
c . ân sinh rồi quên lo
d . ân nuốt đắng nhổ ngọt
e . ân nhường khô nằm ướt
g . ân bú mớm nuôi nấng
h . ân tắm rửa chăm sóc
i . ân xa cách thương nhớ
k. ân vì con làm ác
l. ân thương mến trọn đời . (Kinh Báo Ân Cha Mẹ) 
 
6. “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu. Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”. (Kinh Nhẫn Nhục)

 
7. “Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Đại Vân)



Tham khảo: 
 
Hieu kinh Cha Me la mot truyen thong rat tot dep
 
 
8. Vui thay hiếu kính mẹ
 

Vui thay hiếu kính cha
   

Vui thay kính Sa môn
   

Kính bậc thánh vui thay



(Kinh Pháp Cú)



9. “Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?

 
- Bạch Đức Thế Tôn! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít.

 
- Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tương Ưng)  
 
10. “Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
 

Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn


Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ


Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)
 
11. “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”. (Kinh Tương Ưng)
 
12. Nầy các Tỳ kheo! Những gia đình nào có con cái kính dưỡng cha mẹ thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm thiên, được chấp nhận như ngang bằng với bậc Đạo sư, đáng được kính trong và cúng dường (Tăng Chi Bộ)
  
13. “- Cung kính và vâng lời cha mẹ.

 
– Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.

 
– Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.

 
– Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.

 
– Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời”. (Kinh Trường Bộ)
 
14. “Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. (Kinh Tạp Bảo Tạng) 
 
15. “Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”. (Kinh Tạp Bảo Tạng) 



16.  “Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?”
Phật đáp: "Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”. (Kinh Hạnh Phúc)
 
17. “Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”. (Kinh Hiền Ngu)
 
18. “Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp, nói công ơn cha mẹ không thể hết”. (Kinh Tâm Địa Quán)
 
19. “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy” (Kinh Tâm Địa Quán) 
 
20. “Thế Tôn lại bảo A Nan

 
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin

 
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo

 
Mười tháng trường chu đáo mọi bề

 
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê

 
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần

 
Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng

 
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay

 
Thứ tư ăn đắng uống cay

 
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con

 
Điều thứ năm lại còn khi ngủ

 
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con

 
Thứ sáu sú nước nhai cơm

 
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê

 
Điều thứ bảy không chê ô uế

 
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền

 
Thứ tám chẳng nở chia riêng

 
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo

 
Điều thứ chín miễn con sung sướng

 
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam

 
Tính sao có lợi thì làm

 
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm

 
Điều thứ mười chẳng ham trao chuốt

 
Dành cho con các cuộc thanh nhàn

 
Thương con như ngọc như vàng

 
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn”. (Kinh Báo Ân)
 
21. “Cha mẹ là Phạm Thiên

 
Bậc đạo sư đời trước

 
Xứng đáng được cúng dường

 
Vì thương đến cháu con

 
Do vậy bậc hiền trí

 
Đảnh lễ và tôn trọng

 
Dâng thức ăn nước uống

 
Vải mặc và giường nằm

 
Thoa bóp cùng tắm rửa

 
Với sở hành như vậy

 
Đời này người hiền khen

 
Đời sau hưởng Thiên lạc” .
 
(Kinh Hạnh Phúc) 



Xem thêm: 
 
Dao Phat luon deu cao chu Hieu
 
22. “Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Tương Ưng) 
 
23. Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu 
Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”.

 
(Kinh Nhẫn Nhục)
 
24. Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?

 
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.

 
Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.

 
Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền” .
 
(Kinh Hiếu Tử)
 
25. Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.
 
(Kinh Tâm Địa Quán) 
 
26. “Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh”. (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
 
27.  Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. (Khế kinh) 
 
28. “Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn…. sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”.
 
(Kinh Hạnh Phúc)
 
29. “Giữa các loài hai chân

 
Chánh giác là tối thắng

 
Trong các loài con cái

 
Hiếu thuận là tối thắng”.
 
(Kinh Tăng Chi I)
 
30. “Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. (Khế kinh)



Những lời Phật dạy về chữ hiếu thảo giúp chúng ta soi chiếu lại bản thên xem đã làm điều không tròn bộn phận chữ hiếu thì ngay lập tức thức tỉnh, hồi hướng, răn mình làm điều thiện.
 
Nguyệt Minh



Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Luận những tướng người có cơ duyên chốn cửa chùa

Phật dạy người trí tuệ, Phật dạy người giác ngộ, sửa đổi bản thân, tu nhân tích đức, hoàn thiện bản thân. Người tới cửa Phật thì thần vững tâm an, thế nhưng không phải ai phải cũng có duyên với chốn cửa chùa.



Luan nhung tuong nguoi co co duyen cua Phat hinh anh 2
Ảnh minh họa
1. Người có đường trí tuệ cong xuống
Người có đường trí tuệ dài lại cong xuống thời trẻ rất có hứng thú với chuyện tu hành và tìm hiểu tôn giáo, mà người này lại sớm gặp nhiều chuyện không như ý, tinh thần suy sụp về những chuyện như chuyện gia đình, chuyện công danh sự nghiệp hay chuyện tình cảm… Người này thường mang cảm xúc bi quan nên sẽ tìm tới chốn cửa chùa để nương náu, để tĩnh tâm.
2. Người có ấn đường cao và nổi hẳn lên

Người này thích hợp với chuyện tu hành, hai lông mày lớn hoặc ấn đường cao hơn người thì có cơ hội tới chốn cửa Phật lớn hơn, bản thân có mối thâm giao rất lớn với nhà Phật.


3. Người có giữa trán

Thời trẻ, người này mang tinh thần quá bi quan, suy sụp, trong nhà bất ổn, trong sự nghiệp gặp nhiều thất bại, chuyện tình cảm không thành… thì rất nhanh chóng tìm tới chốn cửa chùa nương náu để trốn tránh cuộc sống hiện thực.
4. Người có vết gạch ở chính giữa trán



Luan nhung tuong nguoi co co duyen cua Phat hinh anh 2
Ảnh minh họa
Người có nếp nhăn chạy dọc từ trên xuống dưới ngay giữa trán, nếu lấy tay sờ thì có thể thấy một cái khe. Nếu khe này rõ rệt thì chính là “Khai thiên nhãn”. Người có vết gạch kéo dài xuống tận Ấn đường thì là người có một chút căn khí.
5. Người có dái tai to

Người này tâm an từ nhỏ, sớm tiếp xúc với nhà Phật, dái tai to và kéo dài. Người này được hưởng phúc mấy đời, cuộc sống xung quanh người này cũng đều liên quan tới nhà Phật.


6. Người có búi tóc dày và lớn
người có duyên tu hành thì tâm kinh ảnh hướng tới tóc, tóc và tâm lại tương hỗ với nhau. Nhịp tim của Phật tổ khác người thường nên tạo hình tóc cũng khác, là hình xoắn ốc. Người có tóc mềm mại là người tính tình hiền hòa, biết nghe kinh giảng đạo .
7. Người có bàn tay mềm mại

Phật giáo có câu: "Chỉ tiêm, thủ phì, phú hậu thính kì". Người có ngón tay tròn trịa là vận tài tốt và có thể nắm bắt được những thông tin độc đáo. Người đàn ông tay mềm mại, phụ nữ tay tròn búp thì dễ vướng phong trần. Cả đời không thể quên đi mối tình đầu, cũng không hết hôn, dễ dàng vì tình yêu mà tuẫn tiết.


8. Người có giọng nói tốt
Người có giọng nói tốt có 2 loại: một là người nhỏ mà tiếng lớn, hai là người có giọng nói trầm ấm nhưng vang vọng, rõ ràng. Đây đều là những âm thanh giống như âm thanh của Phật.

Lichngaytot.com
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Có những dấu hiệu xui xẻo này trên khuôn mặt, bảo sao tiền bạc rơi rụng như lá mùa thu

Xem xét những dấu hiệu xui xẻo trên khuôn mặt, mí mắt sưng mọng cho thấy bạn không chỉ bị ảnh hưởng sức khỏe mà đường tài lộc cũng lên xuống thất thường, dễ bị kẻ tiểu nhân hãm hại dẫn tới mất của cải, thậm chí là phá sản.
 

1. Mí mắt sưng mọng

 
dau hieu xui xeo tren khuon mat-mi mat sung mong
 
Theo , khoảng cách từ phía dưới lông mày xuống mắt chính là cung Điền Trạch, biểu hiện cho cải vật chất của một người. Xem xét những dấu hiệu xui xẻo trên khuôn mặt, nếu sáng thức dậy mà thấy mắt khó mở, mí sưng mọng khiến cho mắt bên to bên nhỏ thì đây chính là dấu hiệu cực xấu.
 
Dấu hiệu này cho thấy bạn không chỉ bị ảnh hưởng sức khỏe mà đường tài lộc cũng lên xuống thất thường, dễ bị kẻ tiểu nhân hãm hại dẫn tới mất của cải, thậm chí là phá sản. 
 

2. Đuôi mắt bỗng nhiên xuất hiện nốt ruồi

 
duoi-mat-xuat-hien-not-ruoi
 
Phía đuôi mắt còn được gọi là cung Vợ chồng hay cung Tử tức. Nếu đuôi mắt xuất hiện nốt ruồi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp những bất trắc trong chuyện tình cảm, đôi bên dễ xảy ra tranh chấp, cãi vã. Tài sản cũng đội nón ra đi sau mỗi lần cãi vã. Do đó, bạn cần phải dành nhiều tình cảm để vun đắp cho tình yêu của mình, tránh bất hòa xảy ra. Liệu có phải có
 

3.  Lông mày, mái tóc khô ráp

 
toc-kho-rap
 
Nếu bạn phát hiện lông mày, tóc, thậm chí là má bỗng nhiên khô ráp, thiếu sức sống thì rất có thể bạn sẽ gặp điềm xấu về chuyện tiền bạc. Đặc biệt là tóc, vốn đang suôn mượt bỗng nhiên vừa khô, vừa cứng chính là dấu hiệu của sự phá tài. 
 
Bạn nên cẩn thận trong mọi việc, nhẹ thì chỉ bị thất thoát tiền bạc, nặng sẽ biến thành tranh chấp kinh tế với người khác thậm chí dính dáng đến cả pháp luật.
 

4. Đầu mũi đỏ ửng, bất ngờ mọc mụn hay nốt ruồi

 
dau hieu xui xeo tren khuon mat- mui do ung
 
Xem , mũi thuộc cung Tài Bạch, đại diện cho tài lộc của mỗi người. Khi mũi có vấn đề đồng nghĩa với việc tài lộc của bạn cũng sẽ gặp rắc rối. Mũi đỏ ứng là điềm bạn sẽ vướng phải tranh chấp với người khác, gặp rắc rối trong việc đầu tư kinh doanh. Cần cẩn thận hoặc giảm bớt các hoạt động làm ăn chung cho đến khi mũi trở lại bình thường.
 
Tương tự, mũi bỗng nhiên bị thương, mọc nốt ruồi hay mụn cũng được coi là điều bất thường, ảnh hưởng xấu đến tài lộc. Nếu như xuất hiện các dấu hiệu này rất có khả năng bạn sẽ thất thoát tiền bạc, làm ăn thua lỗ. Thời gian này cần phải hết sức thận trọng, đề phòng khi có ý định hợp tác, đầu tư làm ăn với ai đó, dù là bạn thân hay người trong nhà để đề phòng bất trắc.
 

5. Lông mũi thò ra ngoài

 
long-mui-tho-ra-ngoai
 
Xem xét những dấu hiệu xui xẻo trên khuôn mặt, lông mũi thò ra ngoài là xấu, báo trước bạn sắp gặp chuyện xui xẻo như gặp tai nạn, đánh mất tiền bạc, gặp rắc rối với người xung quanh. Những lúc này bạn cần cẩn thận các kế hoạch đầu tư và kinh doanh, tốt nhất là không làm việc gì liên quan đến tiền bạc, tránh để tiền mồ hôi và nước mắt của mình rơi vào tay kẻ khác.
 

6. Vùng trán bất ngờ xuất hiện nhiều mụn

 
mun-tren-tran
 
, Trán còn được gọi là cung Quan Lộc, đại diện cho tiền tài và sự nghiệp của mỗi người. Xuất hiện nhiều mụn nhọt ở đây là một trong những tín hiệu cho thấy chủ nhân sắp gặp xui xẻo. Ngoài ra, đây còn cho thấy công việc gặp nhiều trở ngại, tiền đồ sự nghiệp đang xuống dốc. 
 
Nếu đang có ý định làm việc gì quan trọng hãy dời quyết định sang một thời điểm khác nhằm tránh bị thất bại nặng nề.
 

7. Gò má ửng đỏ bất thường

 
go-ma-do-ung-bat-thuong
 
Xem xét những dấu hiệu xui xẻo trên khuôn mặt, gò má có nhiệm vụ bảo vệ cho cung Tài Bạch là mũi. Chính vì vậy sự thay đổi bất thường có gò má cũng ảnh hưởng đến tài vận của mỗi người. Gò má trong ngũ hành lại ứng với Kim, nếu gò má ửng đỏ là tướng "Hỏa khắc Kim". Thiếu bảo hộ, chắc chắc cung Tài Bạch sẽ gặp điềm xấu, ảnh hướng đến tiền tài, công việc kinh doanh của bạn.



Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!
 
Nhật Anh (TH)



Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Tiết lộ vận mệnh cuộc sống qua dáng đi

Có lẽ không ai để ý nhưng mỗi người có một dáng đi riêng và dáng đi của từng người cũng sẽ nói lên được cuộc sống của người ấy hạnh phúc hay bất hạnh.

1. Dáng đi hình chữ (V) hai đầu bàn chân hướng ra 2 phía, hai gót chụm lại: là người bảo thủ, cố chấp nhưng lại có óc văn nghệ.

2. Đi bước ngắn:: là người bạt nhược, không có óc cầu tiến, ham nhục dục.

3. Dáng đi chữ “bát”: hai đầu bàn chân chụm lại, hai gót xòe ra là người thích phô trương, ưa bợ đỡ, nịnh hót. Tình tình ti tiện, ki bo nhưng có óc thông minh, có chí tiến thủ.

4. Đi nhanh:: người có tính nết nóng nảy, ưa hoạt động và ương ngạnh, thích kim tiền hơn là nghệ thuật, nhưng sống rất công bằng.

5. Đi co chân lên quá cao: là người bạc tình, thích cô độc, đầu óc giản dị, có tài nghệ giỏi nhưng không mấy tích cực.

6. Đi lê chân: người có tâm xảo quyệt, hẹp hòi, không có trách nhiệm, ham vật chất .

7. Đi bước dài bước ngắn: người có tính nết hồ đồ, không thành tín, chỉ thích những điều hào nhoáng, về lý trí bạc nhược.

8. Tướng đi hàng một và thẳng người: người là người xem thường sinh tử, mạnh dạn làm việc nghĩa, trọng nghĩa hơn trọng tài nhưng có hành động hấp tấp và vội vàng.

9. Đi cắm đầu về phía trước: là người có nghị lực dám làm dám chịu, có tinh thần mã thượng nhưng trí tuệ không được tốt cho lắm, hay suy xét sự lợi hại, quyết đoán mau lẹ nhưng hay nhầm lẫn và mau quên.

10. Đi hàng đôi: là hai đầu chân không thẳng hàng, đây là tuýp người thẳng thắn nhưng kiêu ngạo, háo danh. Đầu óc có tiến thủ, khẳng khái tranh đấu nhưng lại thiếu tự tin.

11. Đi bước dài: người sở hữu tướng đi này có lý trí và tình cảm đầy đủ, tính tình khoan hậu, ngay thẳng không gian lận, thích khoe khoang, không chịu nhân nhượng kẻ khác, có nhiều khả năng phát triển.

12. Dáng đi đong đưa như vịt:: là người có tánh nết thô lậu, thích hư vinh, cảm tình hời hợt, coi trọng đồng tiền, so đo tính toán, sống không thật tâm.

13. Dáng đi mà phần thân dưới từ bụng tới mông hơi giao động chút ít: người có tính tình ôn hòa, kiên nhẫn, lạc quan.

14. Dáng đi nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, khoảng cách giữa các bước đều đặn và hơi ngắn: đây là người hay chuộng thực tế, tính tình độ lượng, chan hòa với bạn bè, gia đình yên ổn.

15. Bước đi đều đặn, khoảng cách dài, chân không quá co kiểu như chân tới trước, thân hình tới sau, thẳng người không nghiêng lệch: người có tính tự phụ, có tài năng, việc làm chính xác và mau lẹ nhưng không thích bị ràng buộc và gò bó, người có uy tín

16. Khi đi thường có thói quen thọc hai tay vào túi quần hoặc hai tay chống nạnh, đầu hay cúi về phía trước: người này có tính khinh người, khoác lác, thích nịnh bợ.

17. Dáng đi mà thân hình lắc lư như rắn bò, chân bước nhúng nhảy như chim chìa vôi: người có số kiếp long đong, cuộc sống tạm bợ, ít khi được hạnh phúc.

18. Bước đi quá nhanh, như gấp rút một việc gì: đây là người có tính bồng bột, bộp chộp, thiếu chủ tâm, ít nhận xết, làm theo dục vọng, tính tình bừa bãi, quan niệm một chiều.

19. Đi cúi gầm xuống đất là người số không được thọ, thiếu hạnh phúc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

20. Dáng đi đầu ngã về phía sau, ngực và bụng uỡn về phía trước: là người thiếu nghị lực, nhu nhiều cương ít, tính hay cầu an, hiền hòa nhưng thiếu khôn ngoan mưu kế, làm việc không nhanh nhẹn.
► Mời các bạn tham khảo thêm: các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác


Theo Xemtuongnhanh
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Tướng lý cung Nô Bộc: tốt thì trí tuệ hơn người, xấu thì tính tình ngang bướng

Cung Nô Bộc bao gồm các bộ phận ở hàm dưới như Địa Các (cằm), Địa Khố (mép miệng) và phần hàm dưới má. Cung Nô Bộc biểu hiện vận mệnh của con người khi về già và mối quan hệ với con cái của chủ nhân. Người xưa gọi cung này là cung Thống Ngự hoặc cung Quản Lý.

Vi tri cung No Boc
Vị trí cung Nô Bộc (màu đen)



Khái niệm:



- Địa Các: cằm 

- Địa Khố: mép miệng 



Địa Các và Địa Khố liên quan mật thiết với hệ nội tiết và các hệ thống vùng Hạ nguyên, còn phần dưới quai hàm lại có mối quan hệ chặt chẽ với hệ tiêu hóa và hệ thống chi dưới.



Tướng cung Nô Bộc tốt 



Khoa cho thấy, Địa Các và Địa Khố có thần thế, quai hàm đầy đặn, đoan chính, cả phần hàm dưới má không bị khuyết lõm được coi là tướng tốt.



Người có tướng lý cung Nô Bộc tốt thường là người có trí tuệ, ý chí và bản lĩnh hơn người. Họ cũng là người quả quyết anh minh trong việc đối nhân xử thế cũng như trong công việc, là người công bằng, thưởng phạt phân minh trong việc giáo dục con cái.



Chính vì những nét tính cách này, người có cung Nô Bộc tốt thường rất biết cách dùng người , có khả năng quản lý, đạo đức và phẩm chất của họ đủ để thuyết phục người khác. Họ được người đời nể phục, con cái thảo hiền, sự nghiệp hanh thông, kinh tế dư dả, gia đình hạnh phúc, về già khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn.



Tướng cung Nô Bộc xấu 



Người có Địa Các nhô nhọn, lệch, có vân, sẹo, thu về phía sau hoặc đua về phía trước, quá dài hoặc quá ngắn; Địa Khố và hàm dưới lõm, lệch hoặc có vết sẹo là thuộc tướng Nô Bộc xấu.



Người có tướng này thường thiếu ý chí, không quyết đoán, trí lực kém, tính tình ngang bướng, không lương thiện, chức năng của não không bình thường, cuộc sống gia đình và tình duyên lận đận, về già thường đau yếu, điều kiện sống thiếu thốn, lao động vất vả. Họ thường sống khá đơn độc, thậm chí không được mọi người tin tưởng.



Nếu có vân xấu hoặc nốt ruồi ở cung Nô Bộc , xương quai hàm nhọn hoặc nhô ra thì chủ nhân không chính trực, cô độc khi về già, bần hàn, xung khắc với người thân. Cằm đua ra phía trước cho thấy chủ nhân là người ngang ngạnh, quá tự tin vào bản thân, về già nhiều bệnh tật, cần đề phòng bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch.



Tất cả những người có Địa Các lõm khuyết, dù trước đó có thành công hay không thì đến năm 41 tuổi cũng gặp hạn hao tài tốn của, năm 71 tuổi có chuyện không vui liên quan đến sức khỏe.



Theo Tìm hiểu nhân tướng học theo Kinh Dịch



Xem thêm các bài viết liên quan khác:

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------